24 C
Hanoi
Thứ Bảy, Tháng Mười 12, 2024
spot_img
Trang chủSức khỏe và đời sốngPhương pháp phòng bệnhViêm họng ở trẻ em - Nguyên nhân và cách chữa trị
spot_img

Viêm họng ở trẻ em – Nguyên nhân và cách chữa trị

Viêm họng ở trẻ nhỏ là một bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến. Bệnh gây tình trạng đau rát, ngứa họng và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng cũng như những cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Viêm họng ở trẻ em
Viêm họng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

1. Nguyên nhân khiến bé bị viêm họng

Viêm họng ở trẻ nhỏ là tình trạng vùng niêm mạc cổ họng của bé bị nhiễm trùng. Một số triệu chứng thường thấy ở trẻ bị viêm họng đó là: đau họng, ngứa họng, ho, sốt cao,… Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị viêm họng, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Trẻ bị viêm họng do virus: Phần lớn trẻ bị viêm họng là do bị các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc cổ họng, gây nhiễm trùng họng. Lúc này bé thường xuất hiện kèfm triệu chứng sốt cao.
  • Bé bị viêm họng do cảm cúm. Viêm họng cùng sổ mũi, ho chính là những biểu hiện thường thấy khi trẻ nhỏ bị cảm cúm.
  • Trẻ viêm họng do liên cầu khuẩn: Tình trạng này xảy ra là do vi khuẩn Streptococcus xâm nhập vào cơ thể, khiến các bé bị đau rát cổ họng, viêm họng. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ có thể bị phát sốt, xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ. Để tiêu diệt loại vi khuẩn này sẽ cần sử dụng các loại kháng sinh.
  • Viêm amidan: Đây là tình trạng amidan bị sưng to và viêm nhiễm do số lượng vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể bé nhiều quá mức cho phép. Trẻ bị viêm amidan thường xuất hiện triệu chứng viêm họng, khó nuốt và biếng ăn, chảy nước bọt nhiều hơn bình thường,…
  • Viêm họng ở trẻ em do bệnh tay chân miệng: Đây là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Viêm họng, sốt, đau miệng,… chính là dấu hiệu thường thấy của bệnh. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị nổi mụn nước, xuất hiện vết loét trong miệng.
  • Trẻ bị viêm họng do các tình trạng khác như: thủy đậu, sởi, viêm nướu răng, nấm miệng,…
  • Streptococcus và vi khuẩn gây bệnh ho gà: Đây là những loại virus dễ khiến trẻ mắc viêm họng.
  • Chất kích thích trong không khí: Một số trường hợp, trẻ bị viêm họng không phải do các bệnh lý mà do chịu ảnh hưởng từ những chất kích thích trong môi trường, không khí. Ví dụ như: lông động vật, cỏ dại, phấn hoa, khói thuốc,… Nếu sức đề kháng kém và cơ thể nhạy cảm, trẻ sẽ rất dễ phản ứng lại với các tác nhân này và có thể bị viêm họng.

2. Những triệu chứng khi bé bị viêm họng

Khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng sau thì có khả năng bé đã bị viêm họng:

  • Ho: Ho kèm theo đau, ngứa họng, có thể lẫn đờm. Khi soi cổ họng của bé, bạn sẽ thấy cổ họng sưng đỏ. Lúc mới bắt đầu, cơn ho không xuất hiện thường xuyên. Nhưng chỉ sau 2-3 ngày phát bệnh, bé sẽ ho nhiều, nhất là vào ban đêm và gần sáng.
  • Ngạt mũi: Hiện tượng này xảy ra chủ yếu khi trẻ bị viêm họng do cúm, dị ứng thời tiết hoặc cảm lạnh. Khi virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, niêm mạc mũi phản ứng bằng cách tiết nhiều dịch nhầy hơn, gây hiện tượng chảy nước mũi, có màu trong, loãng.
  • Sốt: Trẻ sốt cao từ 38-39 độ C, cơn sốt xảy ra đột ngột và thường kéo dài từ 5-7 ngày. Trường hợp trẻ sốt cao liên tục và không giảm, ba mẹ cần đưa con đi tới các cơ sở y tế để được thăm khám.
  • Nổi hạch: Dùng tay sờ lên cổ, tại vị trí bên cạnh hàm thấy có hạch nổi lên. Nếu trẻ nổi hạch kèm với sốt cao thì ba mẹ cần lưu ý để có phương án xử lý kịp thời.

Ngoài các triệu chứng vừa nêu, trẻ có thể xuất hiện thêm một vài dấu hiệu khác như: mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, khàn giọng, nôn ói…

3. Cách trị viêm họng cho trẻ

Khi trẻ bị viêm họng, cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc bé cẩn thận, giúp bệnh mau chóng thuyên giảm cũng như kịp thời xử lý nếu có những triệu chứng bất thường. Dưới đây là một số cách điều trị viêm họng tại nhà hiệu quả mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng:

  • Cho bé uống nhiều nước: Bạn nên cho các bé bị viêm họng uống nhiều nước ấm để làm dịu cơn đau, giữ ấm họng. Bên cạnh đó, bạn có thể cho trẻ uống nước chanh pha cùng mật ong giúp tiêu viêm hiệu quả. Ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin. Lưu ý, với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Hãy cho bé uống sữa mẹ bởi đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất.
  • Làm mát cổ họng: Bạn có thể đắp khăn mát để làm giảm bớt cảm giác đau họng cho bé.
  • Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm: Các loại máy phun sương sẽ giúp duy trì độ ẩm cho không khí trong phòng, giúp trẻ không bị khô họng. Giảm cảm giác đau rát và cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn cần vệ sinh máy sạch sẽ để ngăn ngừa các loại vi khuẩn phát triển. Phát tán ra không khí khiến tình trạng viêm họng của bé nghiêm trọng hơn.
  • Dùng thuốc giảm đau: Nếu trẻ bị viêm họng nặng, bạn nên sử dụng các loại thuốc giảm đau để bệnh tình mau chóng thuyên giảm. Những loại thuốc thường được dùng đó là acetaminophen hoặc ibuprofen. Song, bạn nên cho bé đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và dùng thuốc.
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối: Khi trẻ bị viêm họng, hãy cho trẻ súc miệng nước muối hàng ngày. Đây là cách chữa viêm họng rất đơn giản nhưng cực hiệu quả.
  • Thuốc xịt: Bên cạnh các loại thuốc uống giảm đau, thuốc xịt họng cũng là một cách điều trị viêm họng cho trẻ nhỏ được nhiều người dùng. Thuốc xịt họng sẽ tác động trực tiếp lên vùng viêm ở trong họng và làm dịu cơn đau ngay lập tức.

Đặc biệt, bạn nên lựa chọn cho bé những loại thuốc xịt họng có nguồn gốc thảo dược. Chứa các thành phần như: xuyên tâm liên, hoàng liên, xạ can, húng chanh, hoàng cầm, bách bộ, cỏ ngọt, tinh dầu bạc hà, mật ong. Thuốc xịt họng thảo dược có công dụng tại chỗ, giúp giảm đau rát họng. Làm dịu triệu chứng khô họng, viêm họng nhanh chóng, an toàn.

Song, không nên sử dụng thuốc xịt họng cho trẻ sơ sinh và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Ngăn ngừa tình trạng bị mẫn cảm với thuốc.

4. Khi nào bạn nên đưa trẻ bị đau họng đi bác sĩ?

Nếu tình trạng viêm họng ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường khác. Cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện hay phòng khám tư nhân để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn như:

  • Sốt cao trên 38.5 độ C, nhịp thở nhanh;
  • Cổ họng bị sưng tấy, viêm loét;
  • Hơi thở trở nên khó nhọc;
  • Ăn uống kém, lười bú và quấy khóc liên tục;
  • Nôn ói liên tục.

5. Cách ngăn ngừa viêm họng cho trẻ

Viêm họng ở trẻ thường là do tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Do đó, cha mẹ nên lưu ý những điểm sau để phòng bệnh cho trẻ.

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ. Đánh răng sau khi ăn và vào sáng sớm khi ngủ dậy.
  • Cho bé súc họng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn.
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm. Khi tắm xong cần lau khô người trước khi mặc quần áo kể cả mùa hè hay mùa đông.
  • Không nên cho trẻ ngồi trước máy lạnh hay quạt sau khi tắm xong.
  • Khi trẻ bị ra mồ hôi cần lấy khăn lau khô người bé. Tránh để mồ hôi ngấm ngược lại cơ thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh.
  • Khi trời lạnh cần giữ ấm cho trẻ nhất là vùng cổ, chân tay.
  • Hạn chế đưa bé đến những nơi đông người. Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang cho bé. Không cho bé tiếp xúc với những người bị bệnh.
  • Tạo cho bé môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng. Cũng như những cách điều trị bệnh hiệu quả nhất. Mong rằng bạn sẽ lựa chọn được phương pháp chữa trị và phòng ngừa bệnh viêm họng cho bé thật phù hợp và an toàn.

spot_img
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TIN MỚI NHẤT

spot_img
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám