37 C
Hanoi
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
spot_img
Trang chủSức khỏe và đời sốngOverthinking là gì? Hội chứng overthinking có phải là bệnh?
spot_img

Overthinking là gì? Hội chứng overthinking có phải là bệnh?

Overthinking là một cụm từ được sử dụng phổ biến hiện nay. Thậm chí các overthinking meme hay overthinking quote cũng xuất hiện thường xuyên. Tuy nhiên thì thực tế overthinking là gì và có phải là bệnh không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Overthinking có nghĩa là gì?  

Overthinking là gì?

Overthinking (còn được gọi là suy nghĩ quá nhiều) là một khái niệm mô tả việc quá tập trung vào và phân tích quá mức về một vấn đề, tình huống hoặc sự kiện. Người bị overthinking có xu hướng lo lắng, nghi ngờ và suy luận vô tận về các khía cạnh khác nhau của vấn đề. Thậm chí là những vấn đề nhỏ nhặt và không quan trọng. Họ có thể dành rất nhiều thời gian và năng lượng để suy nghĩ về các kịch bản khả thi, tìm kiếm sự hoàn hảo và lo lắng về các hậu quả tiềm tàng.

Vậy làm thế nào để biết mình có đang overthinking hay không?

Dấu hiệu của overthinking

Dấu hiệu của overthinking thường bao gồm:

  • Suy nghĩ quá mức và liên tục về một vấn đề cụ thể, thậm chí khi không cần thiết.
  • Khó khăn trong việc ngừng suy nghĩ và tắt suy nghĩ tiêu cực.
  • Tập trung vào các tình huống tiêu cực, lo lắng và quá mức tồn tại.
  • Tích cực dự đoán những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra.
  • Thường xuyên so sánh bản thân với người khác và cảm thấy không tự tin.
  • Cảm thấy căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi do sự áp lực của suy nghĩ.
  • Thiếu khả năng quyết định và lưỡng lự trong việc đưa ra quyết định.
  • Khó khăn trong việc tận hưởng và sống trong hiện tại.
  • Giảm sự tập trung và hiệu suất công việc.
  • Cảm giác lo lắng, lo âu và căng thẳng không cần thiết.

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này ở bản thân có thể bạn đã rơi vào tình trạng overthinking. Tuy nhiên, cũng không nên lo lắng quá mức. Thông thường tình trạng này không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Đăng ký tư vấn

Hoặc

Hotline

Overthinking có phải là bệnh?

Overthinking không được coi là một bệnh trong danh mục các bệnh tâm thần. Thay vào đó, nó là một khía cạnh của tư duy và cách suy nghĩ mà mọi người có thể trải qua. Tuy nhiên, overthinking có thể góp phần vào việc gây ra căng thẳng, lo lắng và ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tổng thể.

Nếu overthinking trở nên quá mức và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày, có thể được xem là một dạng rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu. Tuy nhiên, nếu kéo dài overthinking có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

Overthinking ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Một số vấn đề tâm thần có liên quan đến overthinking bao gồm:

  • Trầm cảm
  • Rối loạn hoảng sợ
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
  • Rối loạn lo âu tổng quát (GAD)
  • Rối loạn lo âu xã hội (SAD)

Overthinking có thể có mối quan hệ với nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần. Cảm giác căng thẳng, trầm cảm hay lo lắng có thể kéo theo overthinking. Sau đó việc overthinking này góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng lo lắng, căng thẳng và trầm cảm.

Overthinking cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới các mối quan hệ. Cụ thể, việc giả định tình huống xấu nhất và đi đến kết luận sai lầm có thể dẫn đến xung đột hay tranh cãi với người khác. Ám ảnh về mọi điều nhỏ nhặt mà người khác nói và làm cũng có thể khiến bạn hiểu sai những gì họ đang cố gắng truyền đạt.

Cách khắc phục hội chứng overthinking

Dưới đây là một số cách để khắc phục tình trạng overthinking:

1. Đánh lạc hướng bản thân

Thay vì liên tục ngồi và suy nghĩ về một vấn đề, hãy khiến bản thân phân tâm một chút. Bộ não có thể tìm ra những cách tốt hơn để giải quyết vấn đề khi bạn đang bị phân tâm với một nhiệm vụ khác.

Chẳng hạn như làm vườn, đọc sách hay thậm chí là đi ngủ. Một sự sao nhãng ngắn ngủi có thể giúp cơ thể và tâm trí được nghỉ ngơi. Kết quả là tâm trí có thể tập trung làm việc hiệu quả hơn. Thậm chí, bộ não có thể nảy ra giải pháp cho bạn khi bạn ngừng suy nghĩ quá mức về vấn đề đó.

2. Nhận thức về tình trạng overthinking

Khi overthinking hãy nhắc nhở bản thân rằng suy đoán của bạn không phải là sự thật. Mọi suy nghĩ khi đó là không chính xác hoặc thậm chí không thực tế. Học cách điều chỉnh những suy nghĩ này theo hướng tích cực hơn có thể giúp giảm bớt tình trạng overthinking.

Khi cảm thấy mình bắt đầu overthinking, hãy tự hỏi bản thân xem những suy nghĩ này có thực tế không và nghĩ tới những kịch bản thay thế. Ban đầu có thể khó khăn, nhưng học cách nhân thức về tình trạng overthinking có thể giúp bạn dần thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ có ích hơn.

3. Cải thiện kỹ năng giao tiếp

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc cải thiện kỹ năng giao tiếp có thể giúp bạn ngừng suy nghĩ quá nhiều. Vì những kỹ năng này có ảnh hưởng lớn đến thói quen cụ thể này. Các cách để phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn bao gồm:

  • Thúc đẩy sự tự tin
  • Thực hành tự kiểm soát
  • Nâng cao nhận thức về bản thân 

4. Thiền

Thiền có thể là một công cụ tuyệt vời để cải thiện tình trạng overthinking. Khi thiền, hãy tập trung vào hơi thở. Mục tiêu không phải là để giải tỏa tâm trí, mà là tập trung vào thứ gì đó để cố gắng chuyển hướng sự chú ý bất cứ khi nào suy nghĩ của bạn đi quá xa.

Thực hiện thường xuyên sẽ giúp bạn cảm thấy việc ngăn chặn việc overthinking dễ dàng hơn rất nhiều trước khi nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền trong 10 phút là một cách hiệu quả để ngăn chặn những suy nghĩ và lo lắng xâm nhập.

5. Học cách chấp nhận

Overthinking thường bắt nguồn từ việc lo lắng về những điều mà bạn không thể thay đổi hay đắm chìm trong những sai lầm trong quá khứ. Thay vì tự trách bản thân vì những điều mà bạn có thể hối tiếc. Hãy thử cố gắng chấp nhận và từ bi hơn với bản thân.

Các cách giúp bạn học chấp nhận hơn bao gồm:

  • Luôn lòng biết ơn và suy nghĩ về những khía cạnh tốt của bản thân
  • Thân thiết với những người có lòng bao dung và biết cổ vũ
  • Tha thứ cho bản thân vì những điều từng hối tiếc

6. Tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp

Nếu bạn không thể thoát khỏi suy nghĩ quá nhiều, hãy cân nhắc nhờ tới sự trợ giúp của chuyên gia. Overthinking có thể là triệu chứng báo hiệu cho các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo âu hoặc trầm cảm. Bên cạnh đó, overthinking cũng có thể làm tăng khả năng xuất hiện các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác.

Một tư vấn viên tâm lý hay nhà tâm lý học có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách đối phó với overthinking. Họ cung cấp các kỹ thuật và công cụ để bạn quản lý suy nghĩ quá mức và tăng cường sức khỏe tâm lý. Chẳng hạn như thực hiện chánh niệm hay tập luyện thể dục.

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp giải đáp overthinking là gì, overthinking là bệnh gì, biểu hiện của overthinking cũng như cách khắc phục. Hãy luôn quan tâm đến sức khỏe tinh thần của mình tương đương với sức khỏe thể chất để có được một cơ thể và tâm trí khỏe mạnh nhất.

Nguồn tham khảo: Verywellmind.com

spot_img
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TIN MỚI NHẤT

spot_img
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám