20 C
Hanoi
Thứ Tư, Tháng Mười Hai 11, 2024
spot_img
Trang chủTin tứcNguyên nhân, cách giảm đau và phòng ngừa đau tức ngực bên...
spot_img

Nguyên nhân, cách giảm đau và phòng ngừa đau tức ngực bên trái

(WKSĐ) Thông thường khi đau tức ngực bên trái người ta nghĩ ngay đến bệnh tim mạch. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau tức ngực trái. Mức độ hay cường độ của cơn đau phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm các thông tin bổ ích về triệu chứng này nhé.

Trong số những bệnh nhân đến khám thì có nhiều nguyên nhân gây đau tức ngực bên trái như bệnh tim chiếm tỷ lệ cao nhất đến các bệnh đau thành ngực và cuối cùng là các bệnh về phổi, hẹp van động mạch chủ chiếm tỷ lệ ít nhất.

Nguyên nhân gây đau tức ngực bên trái

Nguyên nhân liên quan đến tim

Nhồi máu cơ tim: Khi tim không được cung cấp máu đầy đủ sẽ gây tổn thương và làm chết một số tế bào cơ tim. Cơn đau dữ dội và có thể lan ra lưng hoặc cánh tay trái, kèm theo vã mồ hôi, khó thở và buồn nôn.

Đau thắt ngực: Tình trạng cơn đau tức do các động mạch bị tắc nghẽn ảnh hưởng lượng máu đến tim. Điều này thường thấy trong bệnh động mạch vành và có triệu chứng tương tự bệnh đau tim. Nó không gây tổn thương vĩnh viễn nhưng có thể làm tăng nguy cơ đau tim.Trong trường hợp này, cơn đau ở bên trái của ngực có thể trở nên trầm trọng hơn khi tập thể dục hay thường xuyên căng thẳng.

Viêm màng ngoài tim: Là tình trạng màng bao quanh tim bị viêm. Nó gây ra cơn đau nhói ở dưới xương ức và bên trái của ngực. Một số triệu chứng của tình trạng này là mệt mỏi, ho, phù chân, nhịp tim nhanh, khó thở, sốt nhẹ.

Cơ tim phì đại: Là cơ tim dày lên bất thường, gây khó thở, đau ngực trái khi hoạt động mạnh.

Hở van hai lá: Van tim không đóng lại đúng cách, gây đau ngực kèm theo chóng mặt và đánh trống ngực.

Viêm cơ tim: Tình trạng viêm cơ tim gây đau ngực trái kèm theo khó thở. Bóc tách động mạch vành. Nếu một động mạch đến tim bị vỡ nó có thể gây ra cơn đau ngực dữ dội lan ra sau lưng, cổ và bụng.

Các cục máu đông không đưa đến tim kịp thời gây các bệnh về tim mạch
(Wikisacdep) – Các cục máu đông không đưa đến tim kịp thời gây các bệnh về tim mạch

Nguyên nhân liên quan đến phổi

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen suyễn có thể gây đau ngực kèm theo thở khò khè và khó thở.
  • Nhiễm trùng ngực, áp xe phổi hay viêm phổi có thể gây đau ngực, sốt và ớn lạnh, đôi khi kèm theo ho đờm.
  • Viêm màng phổi có thể gây đau ngực dữ dội khi bạn ho hoặc thở.
  • Thuyên tắc phổi là có những cục máu đông trong phổi gây đau ngực và khó thở.
  • Tăng áp động mạch phổi cũng gây đau ngực trái.
Viện thẩm mỹ Korea tư vấn miến phí về giảm béo bụng
Đăng ký tư vấn

Hoặc

Hotline

 

Nguyên nhân khác

  • Các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, bệnh túi mật, viêm niêm mạc thực quản hoặc viêm dạ dày, loét dạ dày, tá tràng, thoát vị đĩa đệm, bệnh tuyến tụy có thể gây đau ngực trái, đau ngực xảy ra sau khi ăn hoặc nằm.
  • Chấn thương xương và cơ, co cứng cơ bên trái, gãy xương sườn trái cũng gây đau ngực bên trái. Cơn đau ngực xuất hiện khi vận động hoặc hoạt động quá sức có thể được cải thiện khi nghỉ ngơi.
  • Chấn thương dây thần kinh, căng cơ chèn ép dây thần kinh, đôi khi có thể gây đau ngực bên trái.
  • Căng thẳng cũng có thể được coi là một yếu tố góp phần đau vùng ngực trái có thể xuất hiện khi kích động hay hưng phấn đột ngột.

Quan tâm: Chắp mắt tái phát nhiều lần: Nguyên nhân và cách chữa trị

Giảm đau đau tức ngực trái?

Nhiều người bỏ qua các triệu chứng đau tức ngực khó thở bên trái mà không biết mình mắc bệnh tim. Khi phát hiện ra thì bệnh đã phát triển sang giai đoạn nặng, thậm chí là chuyển sang giai đoạn cuối của bệnh. Nhưng sự tiến bộ của y học hiện đại nếu được nhận biết và điều trị sớm, người bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và có cuộc sống bình thường.

Trong một số trường hợp, cơn đau thắt ngực bên trái xuất hiện do gắng sức làm việc hoặc xúc động mạnh thì các triệu chứng có thể biến mất ngay sau  khi người bệnh nghỉ ngơi đầy đủ. Nhưng ở người bệnh mạch vành khi xuất hiện các cơn đau tức ngực có xu hướng lan rộng kèm theo biểu hiện khó thở,  choáng váng, buồn nôn, cần làm theo các bước sau:

  • Ngừng các hoạt động đang thực hiện, ngồi hay nằm để nghỉ ngơi.
  • Sử dụng thuốc trị đau ngực dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự mua dùng thuốc.
  • Nếu nhận thấy cơn đau không những không thuyên giảm mà có dấu hiệu tăng thêm thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để kiểm tra tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Biện pháp phòng ngừa đau ngực trái

Hình thành thói quen làm việc, nghỉ ngơi khoa học

Người bệnh có thể kiểm soát cơn đau tức ngực trái bằng cách duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh cụ thể như:

  • Bỏ hoặc hạn chế uống bia rượu, chất kích thích, thuốc lá.
  • Tránh làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài tâm trạng, không  thức khuya.
  • Tích cực hoạt động thể thao ít nhất ba lần một tuần, mỗi lần khoảng 30 phút, tránh vận động nhiều gây kiệt sức.

Cân bằng giữa làm việc, nghỉ ngơi khoa học cũng là cách phòng ngừa đau ngực bên trái
(Wikisacdep) – Cân bằng giữa làm việc, nghỉ ngơi khoa học cũng là cách phòng ngừa đau ngực bên trái

Chế độ dinh dưỡng 

  • Không dùng nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, chất béo. Đặc biệt bệnh nhân tức ngực và khó thở do bệnh tim mạch, cao huyết áp nên hạn chế ăn mặn, không nên ăn nhiều đường và tinh bột.
  • Tăng cường bổ sung các loại rau lá xanh như bắp cải, súp lơ, rau bina,… trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Bạn nên ăn nhiều trái cây tươi, các loại ngũ cốc và hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí ngô, quả óc chó,…

Đau tức ngực bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, thậm chí là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh đường tiêu hóa, viêm cơ,… Nếu bạn gặp phải dấu hiệu đau nhói, tức ngực trái dai dẳng thì nên đến bệnh viện để được khám, tìm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, kịp thời.

spot_img
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TIN MỚI NHẤT

spot_img
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám