20 C
Hanoi
Thứ Ba, Tháng Mười Hai 10, 2024
spot_img
Trang chủTin tứcChắp mắt tái phát nhiều lần: Nguyên nhân và cách chữa trị
spot_img

Chắp mắt tái phát nhiều lần: Nguyên nhân và cách chữa trị

(WKSĐ) Chắp mắt là một bệnh lý viêm nhiễm ở mi mắt hay gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh này thường không gây đau nhưng lại khiến bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt. Vậy tại sao chắp mắt dễ tái phát nhiều lần? Phải làm gì để điều trị dứt điểm tình trạng này là quan tâm của rất nhiều người.

Cùng là bệnh xuất hiện ở bờ mi mắt nên chắp mắt dễ bị nhầm lẫn với lẹo. Do đó bạn cần hiểu đúng chắp mắt là gì để điều trị bệnh hiệu quả hơn và tránh sử dụng sai thuốc sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Chắp mắt là gì?

 Chắp mắt xuất hiện khiến mắt cảm thấy khó chịu
(Wikisacdep) – Chắp mắt xuất hiện khiến mắt cảm thấy khó chịu

Chắp mắt là tình trạng u hạt xuất phát do tuyến sụn mi (Meibomius) bị bít tắc khiến chất bã ứ đọng xâm nhập vào các mô lân cận gây viêm. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp này đều viêm vô khuẩn.

Khi bị chắp, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: Sưng mắt, đau, đỏ mắt, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt. Sau vài ngày, chắp xẹp lại chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt hình thành một khối màu đỏ – xám dưới kết mạc.

Chắp có nhiều dạng:

  • Chắp bên ngoài: Là nốt đỏ xuất hiện ở mi mắt có kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.
  • Chắp bên trong: Thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, khi lật mi ra mới có thể nhìn thấy được. Trong vài trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của chắp.
  • Đa chắp: Là trường hợp có rất nhiều đầu chắp trên một hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.
Viện thẩm mỹ Korea tư vấn miến phí về giảm béo bụng
Đăng ký tư vấn

Hoặc

Hotline

Chắp mắt có nguy hiểm không?

Hầu hết người bệnh bị chắp không gặp vấn đề gì nghiêm trọng. Nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách bệnh có thể tự khỏi. Rất hiếm gặp trường hợp các khối chắp này bị nhiễm khuẩn. Nhưng nếu bị nhiễm trùng có thể lây lan đến toàn bộ mí mắt và các mô xung quanh gây sưng to và đỏ mí mắt. Tình trạng này có thể khiến bạn không mở được mắt, cảm thấy đau nhức mỏi mắt dữ dội và bị sốt.

Y khoa gọi tên biến chứng này là viêm mô tế bào hốc mắt (orbital cellulitis). Khi nhận thấy có các dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Việc điều trị viêm này sẽ cần dùng đến thuốc kháng sinh, thường được tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch.

Tại sao chắp mắt dễ tái phát nhiều lần?

Chắp ở mi thường nằm sâu trong sụn nên cần chích để loại bỏ chắp. Tuy nhiên nếu các chất nhầy và mủ không được nạo sạch hoàn toàn sẽ gây ra tình trạng tái phát chắp nhiều lần.

Bất kỳ ai cũng đều có khả năng gặp phải tình trạng chắp mắt nhưng nguy cơ sẽ tăng lên với những người:

  • Đã từng bị chắp mắt trước đây.
  • Có một số vấn đề da, như mụn trứng cá hay viêm da tiết bã hay có bệnh da liễu như chàm (eczema).
  • Bị viêm bờ mi.
  • Những người mắc bệnh toàn thân khác như đái tháo đường.

Dịch mắt meibum trong tuyến nhờn Meibommian ở bờ mi của những người có các vấn đề sức khỏe trên thường đặc hơn, khiến tuyến này dễ bị tắc.

Các phương pháp điều trị chắp mắt

Mỗi bệnh nhân sẽ được điều trị theo lộ trình khác nhau. Các chắp nhỏ đều có khả năng tự hết sau vài tuần. Tuy nhiên, để thúc đẩy quá trình này nhanh hơn, bạn có thể thực hiện các cách chữa chắp mắt sau đây:

Chườm khăn ấm lên mí mắt

Nhúng khăn mặt vào nước nóng và chườm lên mi mắt trong khoảng 10-15 phút, thực hiện 3-5 lần/ngày cho tới khi khối chắp tan đi. Nhiệt độ từ khăn ấm sẽ giúp tuyến nhờn nở ra, bớt tắc nghẽn và dịch có thoát ra ngoài. Sau khi chườm, bạn tiếp tục giặt nhẹ khăn trong nước ấm rồi vắt khô và đắp lại lên mí mắt. Phương pháp này có công dụng giảm sưng đau với các tổn thương sớm hay khối chắp nhỏ.

Lưu ý: Hãy để cho chắp trên mí mắt của bạn tự vỡ. Tuyệt đối không được ép hoặc nặn vỡ chúng.

Tra thuốc kháng sinh dạng mỡ

Nếu khối chắp không cải thiện dù đã được chườm ấm hoặc chắp bị nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ cho bạn dùng mỡ kháng sinh tra vào mắt để giảm viêm. Tuy nhiên chỉ nên thoa một lớp mỏng trên vết chắp ở mí mắt trước khi đi ngủ.

Tiêm thuốc steroid

Ngoài ra để giảm đau và sưng tấy, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc kháng viêm steroid vào khối chắp.

Tiểu phẫu loại bỏ chắp mắt

Bác sĩ có thể loại bỏ chắp mắt thông qua tiểu phẫu bằng cách rạch một đường ở mí mắt để giúp cho dịch thoát ra ngoài. Bạn sẽ được gây tê cục bộ khi thực hiện phương pháp này.

Sau khi thực hiện quá trình trích nạo nên chú ý tránh bụi bẩn, nên mang kính khi ra ngoài để hạn chế bụi. Khi về nhà nên rửa mặt sạch sẽ, không dùng chung khăn mặt, không để tay bẩn dụi mắt…

Đối với chắp to hoặc chắp dai dẳng các bác sĩ có thể chỉ định kết hợp cả hai phương pháp tiểu phẫu và tiêm steroid để điều trị dứt điểm tình trạng này. Bạn nên tham khảo qua chắp mắt nên kiêng ăn gì để hỗ trợ việc điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

Quan tâm: Các bước chăm sóc da cho người lười dễ thực hiện tại nhà

Những lưu ý giúp phòng ngừa bị chắp mắt hiệu quả

Để phòng ngừa tình trạng chắp mắt gây khó chịu, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Rửa tay thường xuyên và đúng cách, nhất là trước khi chạm lên mặt, mắt.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ, không sờ hay dụi lên mắt.
  • Luôn giữ cho da đầu, mặt, lông mày và tay sạch sẽ.
  • Khi đeo kính áp tròng cần làm sạch kính với dung dịch khử trùng và dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
  • Không chia sẻ hoặc sử dụng chung đồ trang điểm với người khác.
  • Không sử dụng các sản phẩm trang điểm cho mắt đã hết hạn sử dụng như mascara, phấn mắt…
  • Báo ngay cho bác sĩ nếu thấy bất thường trong người hoặc triệu chứng chắp mắt không thuyên giảm khi sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống được kê toa.
  • Nếu chắp mắt tái phát nhiều lần thì khi chích nên làm giải phẫu bệnh lý để loại trừ nguyên nhân khác.

Bệnh nhân có tiền sử bị chắp mắt nên vệ sinh tay kỹ càng để tránh bệnh tái phát
(Wikisacdep) – Bệnh nhân có tiền sử bị chắp mắt nên vệ sinh tay kỹ càng để tránh bệnh tái phát

Chắp mắt là một bệnh lý không quá nguy hiểm, nếu không có biến chứng đặc biệt nào, khối chắp thường biến mất sau 2 tuần điều trị hoặc 4 tuần không điều trị. Tuy nhiên các bệnh ung thư tại mi mắt như ung thư biểu mô tế bào đáy hay ung thư biểu mô tuyến bã có thể bị chẩn đoán nhầm là chắp. Vì vậy, nếu chắp dai dẳng, kéo dài đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần nhận tư vấn bác sĩ, tiến hành xét nghiệm mô bệnh học và để kịp thời phát hiện và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

spot_img
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TIN MỚI NHẤT

spot_img
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám