24 C
Hanoi
Thứ Ba, Tháng Mười Một 5, 2024
spot_img
spot_img

Nên ăn gì khi bị đau họng?

Đau họng là triệu chứng thường gặp hàng ngày với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Đau họng thường làm cản trở việc ăn uống vì gây đau và khó chịu khi người bệnh nuốt, ăn uống. Vậy nên ăn gì khi bị đau họng?

Nên ăn gì khi bị đau họng?
Nên ăn gì khi bị đau họng?

1. Tổng quan về đau họng

Đau họng là cảm giác đau, ngứa hoặc khó chịu ở vùng họng, tăng lên khi nuốt. Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau họng là nhiễm virus như khi bị cúm. Đau họng do virus thường tự khỏi trong vòng vài ngày.

Nếu đau họng do vi khuẩn, thường do nhóm Streptococcus, ít phổ biến hơn nhưng mức độ nặng nề hơn. Những người bị đau họng do tác nhân vi khuẩn thường cần được điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa các biến chứng. Trường hợp viêm họng do nhiều tác nhân gây bệnh phối hợp hiếm gặp hơn và cần phối hợp nhiều biện pháp điều trị khác nhau.

Khi bị đau họng, cảm giác khó chịu và bỏng rát khiến người bệnh cảm thấy ăn không ngon, thậm chí không muốn ăn uống. Vì vậy, câu hỏi đau họng nên ăn gì và đau họng không nên ăn gì luôn là vấn đề thắc mắc của nhiều khách hàng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về những loại thức ăn và đồ uống nên sử dụng khi bị đau họng, cũng như những loại thực phẩm nên hạn chế.

Thử sức cùng Trắc nghiệm dành riêng cho người mắc đái tháo đường: Chế độ ăn của bạn đã hợp lý chưa?

Người bị bệnh đái tháo đường cần phải quan tâm nhiều hơn đến cách tính toán khẩu phần ăn sao cho phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe. Nếu chưa rõ, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài trắc nghiệm ngắn sau đây.

Quan tâm: Xông lá tại nhà có giảm sốt không?

2. Dấu hiệu nhận biết đau họng

Các triệu chứng của đau họng khá phong phú, thay đổi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Cảm giác đau và ngứa ở vùng họng
  • Đau tiến triển nặng nề hơn khi nuốt hoặc nói chuyện
  • Khó nuốt
  • Sưng tuyến ở vùng cổ hoặc cằm
  • Sưng đỏ lưỡi gà
  • Xuất hiện các mảng trắng ở vùng hầu họng
  • Thay đổi giọng nói, khàn tiếng

Đau họng do nhiễm khuẩn có thể xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng khác như: Sốt cao, ho, chảy mũi nước, hắt xì, đau nhức toàn cơ thể, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa

Nếu các triệu chứng đau họng không tự thuyên giảm, người bệnh nên đến khám bác sĩ. Đa số các trường hợp đau họng xảy ra sau một đợt nhiễm virus như cảm cúm hoặc nhiễm vi khuẩn như viêm họng do strep. Nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc có chứa kháng sinh. Kháng sinh không có hiệu quả trong trường hợp viêm họng do virus.

Đau họng cũng có thể xuất hiện do các yếu tố môi trường như uống nước đá bị đau họng, dị ứng thời tiết, hít khói thuốc lá hoặc sống trong môi trường có độ ẩm không khí thấp. Những người có thói quen ngủ ngáy cũng có thể bị đau họng.

Người bị đau họng nên đến gặp bác sĩ khi các triệu chứng nặng dần lên và người bệnh xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi, lừ đừ
  • Khó nuốt hoặc khó thở
  • Sốt cao
  • Nổi ban đỏ trên da
  • Sưng hạch
  • Đau nhức khớp và cơ không giải thích được.

Người bị đau họng cũng nên đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài trên một tuần. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm để loại trừ và phân biệt giữa các nguyên nhân khác nhau.

Đau họng
Người bị đau họng kéo dài nên đến gặp bác sĩ để khám chữa kịp thời

3. Những ai dễ bị đau họng?

Bất kỳ ai cũng có thể bị đau họng, tuy nhiên một số yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Tuổi: trẻ em có nguy cơ bị đau họng cao hơn người lớn. Thực tế, trẻ từ 3 đến 15 tuổi có khả năng bị viêm họng do streptococcus khá cao. Đây là tác nhân gây đau họng do vi khuẩn phổ biến nhất.
  • Phơi nhiễm khói thuốc lá: hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá bị động có thể kích thích vùng họng. Sử dụng thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng, họng và dây thanh âm.
  • Dị ứng: dị ứng thời tiết hoặc phản ứng dị ứng với bụi, mạt nhà, lông động vật có thể gây xuất hiện đau họng.
  • Tiếp xúc với hoá chất: các phân tử từ quá trình đốt cháy nguyên liệu và từ các hóa chất gia dụng có trong không khí có thể gây kích thích niêm mạc họng.
  • Viêm xoang mạn tính: chất dịch viêm từ mũi có thể kích thích vùng họng và lây lan tình trạng viêm.
  • Ở nơi đông người: virus và vi khuẩn gây bệnh dễ lây lan ở những nơi có đông người tụ tập như trường học, sân bay, văn phòng
  • Hệ miễn dịch suy yếu: khi hệ miễn dịch không hoạt động tốt, cơ thể có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Những nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch thường gặp là HIV, đái tháo đường, sử dụng steroids hoặc hoá trị liệu, căng thẳng, mệt mỏi và ăn uống không đủ chất.

4. Đau họng nên ăn gì?

Những loại thức ăn mềm mại và dễ nuốt thường được ưu tiên lựa chọn ở những người bị đau họng. Kết cấu mềm mại của thực phẩm không gây ra nhiều sự kích thích lên niêm mạc họng trong suốt quá trình nuốt. Những thức ăn và đồ uống nóng ấm cũng giúp họng dễ chịu hơn.

Uống nhiều nước giúp cơ thể tỉnh táo, khỏe khoắn
Thức ăn và đồ uống nóng ấm giúp họng dễ chịu hơn

Một số loại thực phẩm mà người bị đau họng được khuyên lựa chọn bao gồm:

  • Mì pasta được nấu chín, nên ăn khi còn nóng
  • Bột ngũ cốc, yến mạch pha với sữa hoặc nước ấm
  • Các món tráng miệng được làm từ gelatin
  • Sữa chua, có thể ăn kèm với trái cây được cắt nhỏ
  • Rau xanh nấu chín
  • Trái cây tươi mềm
  • Khoai tây nghiền
  • Soup canh chứa kem
  • Sữa
  • Nước trái cây, nên lựa chọn các loại quả ít chua như nước ép táo, nước ép nho
  • Trứng nấu chín như trứng luộc, trứng hấp

Bổ sung những loại thực phẩm này vào chế độ ăn có vai trò trong việc đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng mà không gây kích ứng hay tổn thương vùng họng bị đau của người bệnh.

5. Đau họng không nên ăn gì?

Những người bị đau họng không nên ăn những loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc họng hoặc khó nuốt, bao gồm:

  • Bánh quy cứng
  • Bánh mì giòn
  • Các loại sốt cay hoặc nhiều gia vị
  • Nước ngọt có ga
  • Cà phê
  • Rượu
  • Bách snack khô
  • Bỏng ngô
  • Rau sống
  • Các loại trái cây có tính axit như cam, chanh, cà chua
Bưởi cam quýt
Những người bị đau họng không nên ăn những loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc họng

Ở một số người, các loại thực phẩm được làm từ sữa có thể kích thích và làm tăng sự sản xuất chất nhầy. Điều này khiến người bệnh thường xuyên vệ sinh để làm sạch vùng hầu họng, gây ra tình trạng viêm họng nặng nề hơn.

6. Các phương pháp điều trị khi bị đau họng

Cách đơn giản và rẻ tiền nhất để làm giảm nhẹ cảm giác đau họng là súc miệng bằng nước muối pha loãng. Công thức để pha nước muối súc miệng tuân theo tỷ lệ 150 mg muối : 250ml nước ấm. Khuấy đều cho đến khi muối hoà tan hoàn toàn. Sau đó, sử dụng dung dịch này để súc miệng. Người bệnh lưu ý không nên nuốt, thay vào đó cần nhổ ra ngoài. Nên lặp lại động tác súc miệng nhiều lần để phát huy hiệu quả cao.

Một số loại thảo dược cũng được sử dụng để chữa viêm họng. Các loại xịt họng thảo dược hoặc chai nhỏ giọt chứa chiết xuất từ rễ cây cam thảo hoặc hoa kim ngân có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các phương pháp điều trị này, người bệnh cần nắm chắc các kiến thức liên quan đến:

  • Tác dụng không mong muốn
  • Khả năng dị ứng
  • Tương tác với các loại thuốc khác
  • Tương tác giữa các thành phần thảo dược khác nhau

Nếu không chắc về cách sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu người bệnh đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Một số thành phần thảo dược không an toàn trong suốt thai kỳ.

Người bị đau họng cũng có thể sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn để giảm cảm giác khó chịu. Các viên ngậm họng có thể được mua một cách dễ dàng tại các tiệm thuốc không chỉ giúp giảm cảm giác đau do viêm họng mà còn có mùi vị dễ chịu.

Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối
Người bệnh có thể sử dụng các loại viên ngậm hoặc thuốc giảm đau không cần kê đơn

Acetaminophen hay paracetamol là một loại thuốc giảm đau mức độ nhẹ mà người bệnh có thể tự sử dụng. Thuốc này có tác dụng làm dịu vùng họng bị đau rát. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên hộp thuốc để đảm bảo dùng đúng liều lượng được khuyến cáo.

Nếu đã thử các biện pháp kể trên nhưng cảm giác đau họng vẫn tiếp diễn, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn. Bác sĩ có thể phải kê đơn thuốc và hẹn tái khám để giải quyết tình trạng đau họng cho bệnh nhân.

7. Các biện pháp phòng tránh đau họng

Cách để phòng tránh đau họng là tránh xa các tác nhân gây bệnh và thiết lập thói quen giữ vệ sinh tốt. Một số biện pháp có hiệu quả trong việc ngăn ngừa đau họng có thể được liệt kê bên dưới:

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi hắt xì, sau khi ho.
  • Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước và các đồ dùng cá nhân khác
  • Sử dụng khăn giấy khi ho và hắt xì hơi. Khi cần thiết, có thể hắt xì vào khuỷu tay.
  • Sử dụng nước rửa tay chứa cồn như một sự lựa chọn thay thế khi không có sẵn xà phòng và nước.
  • Tránh chạm tay vào điện thoại công cộng
  • Không uống nước trực tiếp bằng miệng từ vòi nước
  • Thường xuyên chùi rửa điện thoại, tivi, bàn phím vi tính với dung dịch vệ sinh. Khi đi du lịch, lưu ý vệ sinh điện thoại và điều khiển tivi tại phòng khách sạn.
  • Tránh tiếp xúc thân mật với người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị chứng đau họng, viêm họng. Tuy nhiên nếu tình trạng đau họng kéo dài bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để bệnh có diễn biến nặng nguy hiểm.

spot_img
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TIN MỚI NHẤT

spot_img
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám