Danh mục bài viết
THA là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim,…
Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90mmHg trở lên thì được xem là THA.
Các yếu tố nguy cơ của THA: Trước tiên đó là vấn đề tuổi tác. Khi tuổi càng cao thì nguy cơ THA càng tăng; Thừa cân – béo phì; Lối sống (ăn mặn, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu bia thuốc lá); Yếu tố tiền sử gia đình cũng là nguyên nhân mắc bệnh THA…
Quan tâm: Cách phòng bệnh đau mắt đỏ cho trẻ em
Biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp
1. Kiểm soát cân nặng
– Luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Những người béo phì thừa cân thường có nguy cơ mắc THA cao hơn những người có cân nặng bình thường.
– Những trường hợp dư cân và có vòng bụng quá to (với nam giới là trên 90cm), thì cần tập luyện và áp dụng chế độ giảm cân khoa học bằng cách hạn chế tinh bột, đường, dầu mỡ và tăng cường rau xanh, trái cây cũng như uống đủ nước mỗi ngày.
2.Chế độ ăn uống khoa học
Trong chế độ ăn uống hằng ngày cần tích cực sử dụng thực phẩm hỗ trợ hiệu quả phòng ngừa THA như:
– Rau xanh và trái cây: Những loại trái câychứa nhiều vitamin E, C hoặc kali giúp phòng ngừa THA hiệu quả: cam, quýt, bưởi, táo, bơ, dâu, thanh long, chuối, dưa hấu, dứa.
– Ngũ cốc thô: Ngoài tác dụng chống táo bón, chất xơ từ các loại ngũ cốc thô như gạo lứt, bo bo, bắp, yến mạch, bánh mì đen… còn có tác dụng hạn chế sự hấp thu cholesterol vào máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng cường khả năng tiết axit mật hỗ trợ tiêu hóa.
– Cá: Để bổ sung đạm, tốt nhất bạn nên dùng cá thay thịt, đặc biệt là 2-3 lần ăn cá biển mỗi tuần vì cá chứa nhiều axit béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol máu.
– Sử dụng chất béo không bão hòa từ dầu ôliu, dầu bắp, dầu hướng dương, dầu đậu nành… Ngoài ra, hãy thay các món chiên, xào bằng thức ăn nướng hoặc hấp để tốt cho sức khỏe.
Song song với việc bổ sung các thực phẩm trên, bạn cũng cần lưu ý tránh những thực phẩm có thể gây THA như:
– Muối: Việc giảm bớt thức ăn mặn có thể giúp giảm huyết áp. Qua đó không nên ăn thức ăn kho mặn, nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như trứng vịt muối, thịt chà bông…
– Chất béo bão hòa: cần tránh ăn thức ăn xào, chiên, lòng đỏ trứng gà, da hoặc nội tặng động vật, nước xương hầm…
– Chất bột đường (glucid): Để giảm thiểu nguy cơ THA, cần ăn vừa đủ lượng, cơm, bún, phở, đồng thời tránh các thực phẩm, trái cây nhiều ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, mứt, xoài, nhãn, mít, vải, tươi…
– Thịt đỏ: Đạm từ thịt bò, cừu, dê, chó sẽ làm tăng cholesterol dẫn đến tăng huyết áp nên cần tránh sử dụng.
– Thức ăn chế biến sẵn: Hạn chế thịt xông khói, thịt muối, lạp xưởng, xúc xích vì đây đều là những thực phẩm chứa tỉ lệ muối và chất bảo quản cao.
– Các chất kích thích: Cà phê, bia rượu, trà, gia vị cay nóng sẽ làm hưng phấn thần kinh, gây mất ngủ, rối loạn nhịp tim, từ đó dẫn đến THA.
3. Luyện tập thường xuyên:
– Cần lên kế hoạch duy trì luyện tập từ 30 – 60 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Việc luyện tập còn giúp bạn tránh xa stress là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.
– Các hình thức tập luyện tốt cho sức khoẻ có thể chọn là đi bộ, bơi lội, các môn thể thao tùy vào sức kkoer của tưng người.
4. Nếp sinh hoạt lành mạnh
– Ăn đủ bữa, không ăn quá nhiều hay quá muộn.
– Không thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm.
– Duy trì lối sống lành mạnh, giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu hay căng thẳng thần kinh.