Danh mục bài viết
OCD là gì?
Nhiều người đặt ra câu hỏi: OCD là hội chứng gì, là bệnh gì?
OCD là viết tắt của từ Obsessive – Compulsive Disorder là hội chứng rối loạn tâm lý. Những người gặp tình trạng này có những suy nghĩ, ý tưởng hoặc hành vi lặp đi lặp lại, không thể kiểm soát, gây ra sự khó chịu và lo lắng cho người mắc, thúc đẩy họ phải làm đi làm lại 1 số việc nào đó.
Ví dụ: Một người có suy nghĩ bắt buộc về vi khuẩn và sạch sẽ, có thể phải thực hiện hành vi như rửa tay liên tục, tránh tiếp xúc với các vật thường xuyên chạm vào, hoặc kiểm tra nhiều lần để đảm bảo sự sạch sẽ và tránh nhiễm trùng cho da tay. Những hành vi lặp lại nhiều lần này có thể chiếm nhiều thời gian trong cuộc sống hàng ngày của người mắc phải, đó là tình trạng OCD sạch sẽ.
OCD triệu chứng như thế nào?
OCD có hai thành phần chính là suy nghĩ bắt buộc (obsessions) và hành vi bắt buộc (compulsions). Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của OCD:
Suy nghĩ bắt buộc (Obsessions):
- Lo lắng môi trường xung quanh không sạch, không khí ô nhiễm.
- Các suy nghĩ hoặc hình ảnh liên quan đến sự tổn thương, tai nạn, bạo lực,…
- Sợ làm những hành động xấu hổ ảnh hưởng đến người khác.
Hành vi bắt buộc (Compulsions):
- Rửa tay liên tục, kiểm tra vệ sinh sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng.
- Sắp xếp các đồ dùng trong nhà theo một trật tự nhất định.
- Giật mình tỉnh giấc để kiểm tra cửa sổ đã khóa chưa, cửa đã đóng chưa.
- Đếm số bậc, ô cửa sổ trong vô thức.
- Tự nói thầm với bản thân nhiều lần.
OCD có nguy hiểm không?
OCD không gây nguy hiểm trực tiếp cho sức khỏe của người mắc bệnh. Tuy nhiên, OCD có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bị bệnh. Dưới đây là một số tác động tiêu cực của OCD:
- Gây mất tự do và cảm giác bị khống chế: Người bị OCD thường cảm thấy mất tự do và bị khống chế bởi suy nghĩ bắt buộc và hành vi của mình. Họ không thể tự do thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách tự nhiên và dễ dàng.
- Tăng căng thẳng và lo lắng: Suy nghĩ và hành vi khi mắc triệu chứng OCD gây ra căng thẳng và lo lắng không cần thiết. Sự lo lắng có thể trở nên khó kiểm soát và làm giảm tâm trạng, gây ảnh hưởng đến sự tập trung, giấc ngủ và khả năng thư giãn.
- Rối loạn giấc ngủ: OCD có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây ra ngủ khó, ngủ bị gián đoạn, hoặc cảm giác mệt mỏi.
- Tâm lý tiêu cực: OCD có thể gây ra tác động tiêu cực lâu dài đến tâm lý của người bị bệnh, gây ra trầm cảm, tự ti.
OCD tác động tâm lý và xã hội của nó có thể làm giảm chất lượng cuộc sống.
OCD có chữa được không?
OCD có thể được điều trị và quản lý hiệu quả. Mặc dù không có phương pháp chữa trị hoàn toàn cho OCD, nhưng điều trị thích hợp có thể giúp người bị bệnh kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng OCD, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.
Điều trị nhận thức, hành vi của mình
Đây là một loại trị liệu tâm lý được áp dụng phổ biến. Khi thực hiện phương pháp này, các chuyên gia sẽ trao đổi với bệnh nhân về vấn đề mà họ đang gặp phải.
Sử dụng thuốc
Việc dùng thuốc đóng vai trò quan trọng trong điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc ức chế tái hấp thu serotonin cho người bệnh để làm giảm những suy nghĩ cứng nhắc đó. Một số thuốc thường áp dụng là:
- Thuốc Clomipramine của hãng Anafranil.
- Thuốc Fluvoxamine của hãng Luvox CR.
- Thuốc Fluoxetine của hãng Prozac.
- Thuốc Paroxetin của hãng Paxil, Pexeva.
- Thuốc Sertraline của hãng Zoloft.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc lâu dài là không nên đối với bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Bởi nó có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Thư giãn
Thư giãn là các điều trị đơn giản nhưng hiệu quả cho những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Phương pháp này sẽ gồm kỹ năng hít thở và thư giãn để giảm thiểu tối đa lo âu, căng thẳng.
Trên đây đã giúp bạn hiểu rõ OCD là gì và OCD rối loạn ám ảnh cưỡng chế có chữa được không? Căn bệnh tâm lý này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên quan tâm và chăm sóc bản thân tốt nhé!