Danh mục bài viết
Đặt mục tiêu giảm cân tuổi dậy thì
Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao khiến tình trạng béo phì ngày càng gia tăng. Và theo thống kê tình trạng béo phì tuổi dậy thì ở Việt Nam đang ở mức báo động. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do gen di truyền hoặc do chế độ ăn uống, vận động chưa khoa học, hợp lý.
- Béo phì do gen di truyền: Khoa học đã chứng minh, nếu bố mẹ không mắc bệnh béo phì thì con mắc phải tình trạng này chỉ chiếm 7%. Còn nếu cả bố và mẹ đều bị béo thì nguy cơ con mắc phải lên tới 40%.
- Chế độ ăn uống: Đây là nguyên nhân mà hầu hết mọi người đều mắc phải kể cả trẻ em lẫn người lớn tuổi. Ăn uống chưa khoa học sẽ khiến cho cơ thể mất cân bằng. Khi cơ thể nạp quá nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt chất béo mà không được tiêu hao sẽ dư lại rất nhiều năng lượng trên cơ thể. Lâu dần lượng mỡ tích trực được sẽ ngày càng tăng cao hơn, khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng, dễ mắc phải bệnh béo phì.
- Lười vận động: Như bạn đã biết khi cơ thể không được vận động năng lượng tích trữ trong cơ thể sẽ không được tiêu hao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì. Cơ thể béo phì sẽ khiến huyết áp tăng cao và có nguy cơ gây đột quỵ rất cao. Do đó, khi cơ thể thừa cân nên tìm ngay tới các phương pháp giảm béo tuổi dậy thì giúp trẻ có thân hình thon gọn và bảo vệ sức khỏe.
Trước khi bước vào hành trình giảm béo tuổi dậy thì, bạn cần lên kế hoạch giảm cân khoa học. Thay vì lao vào ngay thực hiện mọi phương pháp giảm cân cấp tốc thì bạn nên lập một kế hoạch giảm béo khoa học như: Đặt ra mục tiêu, thời gian, phương pháp áp dụng và thời gian biểu thực hiện. Cuối cùng chính là phần thưởng cho bản thân sau khi hoàn thành mục tiêu.
Một điều lưu ý hơn nữa, độ tuổi dậy thì là thời gian cơ thể vẫn còn đang phát triển cả về chiều cao lẫn thể chất và trí tuệ. Do đó, khi thực hiện các phương pháp giảm cân cha mẹ cần lưu ý lựa chọn phù hợp nhất để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của con.
Sau khi xây dựng kế hoạch, cha mẹ cần xác định chỉ số cân nặng của con theo công thức
Qua chỉ số ta sẽ biết được chỉ số của con có nằm trong mức mắc bệnh nguy hiểm hay không như:
- Chỉ số dưới 18,5 nghĩa là cơ thể gầy, nguy cơ mắc bệnh thấp.
- Từ 18,5 – 24,9 là bình thường, nguy cơ mắc bệnh trung bình.
- Từ 25,0 – 29,9 là cơ thể hơi béo, nguy cơ mắc bệnh cao
- Từ 30,0 – 34,9, béo phì cấp độ 1, nguy cơ mắc bệnh cao
- Từ 35,0 – 39,9 béo phì cấp độ 2, nguy cơ mắc bệnh rất cao
- Trên 40,0 béo phì cấp độ 3, nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý một số điều cần làm và không cần làm trong quá trình giảm cân tuổi dậy thì:
- Những điều cần làm trong hành trình giảm cân: Người béo phì, thừa cân có nguy cơ ngừng phát triển chiều cao hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Từ đây, khá nhiều bạn trẻ cảm thấy sợ, lo lắng, không dám ăn làm nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển chiều cao và thể lực của trẻ. Do đó, muốn giảm cân ở tuổi dậy thì không ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao không nên tự ý thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân bừa bãi.
- Để phát triển chiều cao tối đa, vẫn giữ vóc dáng nhỏ nhắn tuyệt đối nên thực hiện chế độ ăn uống đủ bữa, đúng giờ, và không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng và ăn sau 8h tối.
- Mỗi bữa ăn nên đảm bảo đủ chất dinh dưỡng: bột đường, chất đạm, rau củ và trái cây. Nên hạn chế ăn quá nhiều tinh bột và hạn chế đồ dầu mỡ, chất béo… Nên ăn nhiều cá, thịt nạc… Nên bổ sung nhiều canxi vào thực đơn giảm cân tuổi dậy thì để đạt hiệu quả, đồng thời tăng chiều cao cho trẻ. Nguồn cung cấp canxi dồi dào có trong: tôm, cá, cua và sữa… cùng các loại rau củ sẫm màu như: đỏ, xanh sậm, vàng.
- Mỗi ngày uống 2lit nước và uống sữa tách béo.
- Nên tập cho mình thói quen vận động hàng ngày với các bài tập thể dục thể thao. Thực hiện ít nhất 60 phút mỗi ngày để đốt cháy năng lượng và có thân hình thon gọn, cao ráo như ý. Một số bài tập vừa giúp giảm béo, phát triển chiều cao hiệu quả bạn nên thực hiện như: Bơi lội, đu xà đơn, bóng rổ, bóng chuyền và cầu lông…
- Những điều không nên làm trong quá trình giảm cân tuổi dậy thì: Các bữa trong ngày, thì bữa tối là một buổi rất quan trọng quyết định việc giảm cân thành công hay không. Thường buổi tối sẽ có cảm giác đói và ăn nhiều hơn, vì thế bạn cần tiết chế sự thèm ăn của mình. Bạn có thể ăn một số món ăn nhẹ như: khoai tây nghiền, hoa quả ít ngọt hoặc rau luộc. Hạn chế ăn những thực phẩm chứa acid vào buổi tối sẽ làm cơ thể khó tiêu, ảnh hưởng tới quá trình giảm cân.
Các cách giảm cân và tăng chiều cao tuổi dậy thì
Ở lứa tuổi dậy thì, cơ thể các em phát triển khá nhanh, kèm theo đó nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi hơn hẳn nhiều người. Do đó, để giảm cân tuổi dậy thì cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp mà không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Chế độ ăn uống khoa học để giảm cân và phát triển chiều cao
Việc lên chế độ ăn uống giảm cân tuổi dậy thì và phát triển chiều cao là vấn đề khá nan giải cho các bậc phụ huynh. Chế độ ăn uống giảm cân khoa học vẫn phải cung cấp đủ dưỡng chất và hàm lượng vitamin tốt cho sự phát triển toàn diện cơ thể, lẫn chiều cao như:
- Thực phẩm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như: Ngũ cốc, khoai lang, thịt, cá trứng, sữa tách béo, dầu oliu và rau xanh, hoa quả.
- Thực đơn ăn giảm cân và tăng chiều cao phải đáp ứng đủ 4 nhóm dinh dưỡng: chất đạm, chất béo và tinh bột, vitamin. Trong đó, nhóm protein có nhiều trong thịt cá, trứng, sữa và đậu nành. Chất xơ có nhiều trong rau xanh và chủ yếu loại rau giàu kẽm và magie như: đỗ lạc, rau họ cải. Chất béo tốt có trong bơ, trứng, mỡ cá, dầu oliu, các loại hạt, dầu dừa, sữa chua, sữa đậu nành….
Quan tâm: Bật mí tuyệt chiêu giảm cân cho người đau dạ dày cực an toàn
Nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp cho con đủ chất dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe và giúp xương phát triển nhanh chóng. Một số mẫu thực đơn giảm cân tuổi dậy thì hiệu quả cho trẻ:
- Bữa sáng: 2 quả quýt lớn + bún móng giò, bạc hà
- Bữa trưa: 2 bát cơm + Đậu phụ kho cà + Canh cua nấu mùng tơi + 1 quả chuối chín
- Bữa tối: 1,5 bát cơm + gỏi đu đủ + 1 khúc cá trắm kho + 1 đĩa cải luộc + 1 quả hồng xiêm
Bên cạnh việc lựa chọn thực đơn phù hợp cho con, bố mẹ cần lưu ý một số điểm sau để con đạt kết quả tốt nhất.
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa cafeteria: Thực phẩm chứa cafeteria chứa hàm lượng carbohydrate xấu khiến cơ thể dễ béo, làm hoạt động chậm chạp hơn. Do đó, bạn cần hạn chế ăn thực phẩm chứa cafeteria để có cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ giảm béo tốt hơn.
- Ăn nhiều bữa trong ngày: Việc chia 3 bữa chính thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày sẽ nạp ít calo hơn. Theo các chuyên gia đã nghiên cứu: Bạn có thể tiêu đốt nhiều calo hơn cho quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất, trao đổi chất khi ăn thành nhiều bữa trong ngày. Nó sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất xảy ra trong khi tiêu hóa và hấp thu, chuyển hóa các carbohydrat, chất béo, protein. Nghĩa là bạn sẽ tiêu đốt từ 5 – 10% tổng lượng calo sau mỗi bữa ăn. Khi lượng calo được giảm mức tối đa nhất sẽ giúp bạn giảm béo hiệu quả.
- Tuyệt đối không nhịn ăn: Khi thức dậy vào mỗi sáng, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ diễn ra chậm hơn, vì cơ thể đã được nghỉ ngơi trong thời gian dài. Vì thế, nhịn ăn sáng nghĩa là bạn đã nhịn tới 15 – 20 tiếng đồng hồ khiến cơ thể không sản xuất enzym cần thiết để chuyển hóa chất béo. Hơn thế, bỏ bữa sẽ khiến cơ thể bị mất sức, mệt mỏi và kém tập trung. Vì vậy để giảm cân tuổi dậy thì khoa học, trẻ cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và đúng giờ, đúng bữa.
Tập thể dục thể thao
Chìa khóa để giảm cân tuổi dậy thì thành công chính là chăm chỉ tập luyện thể thao mỗi ngày. Vận động và chơi thể thao sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng hơn, đồng thời nâng cao sức khỏe dẻo dai, sức bền cho cơ thể. Bạn có thể thực hiện một số bài tập giảm cân tuổi dậy thì như: Tập gym, yoga và bơi lội, chạy bộ, chơi bóng rổ… để giúp giảm béo và phát triển chiều cao vượt trội.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn một số bộ môn thể thao yêu thích tăng sự kích thích, thú vị trong mỗi buổi tập. Mỗi ngày thực hiện từ 30 phút đến 1 tiếng để đốt cháy khoảng 450 – 1000 calo cho vóc dáng thon gọn, tăng cường chiều cao, cơ bắp hiệu quả.
Bên cạnh việc tập thể thao, bạn có thể áp dụng chơi loại nhạc cụ mình yêu thích, Việc này không chỉ giúp bạn tập tính kiên trì, còn giúp bản kiểm soát hơi thở rất hữu ích trong quá trình tập luyện. Đặc biệt hơn nữa, việc đắm chìm trong bản nhạc yêu thích còn giúp bạn xả stress, căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả sau mỗi ngày dài học tập.
Chế độ sinh hoạt khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện mỗi ngày nhưng nếu không có chế độ sinh hoạt khoa học sẽ làm dán đoạn hành trình giảm cân tuổi dậy thì. Chính vì thế, bạn cần phải thay đổi một số thói quen xấu:
- Uống nhiều nước: Vì 70% cơ thể con người chiếm là nước, dù ở bất cứ độ tuổi nào cũng cần bổ sung đủ nước mỗi ngày. Uống 1 cốc nước lọc trước bữa ăn sáng sẽ giúp thanh lọc cơ thể, mà còn giúp bạn nhanh no, hạn chế hấp thụ thức ăn. Đây cũng là cách hỗ trợ giảm béo tuổi dậy thì hiệu quả. Mỗi ngày hãy đảm bảo bạn uống đủ 2 – 3 lít nước để bảo vệ sức khỏe cho mình.
- Ngủ đủ giấc rất quan trọng để cơ thể lấy lại sự thăng bằng, các cơ quan có thời gian nghỉ ngơi sau một ngày dài học tập mệt mỏi. Ngủ đủ giấc sẽ làm tinh thần sảng khoái hơn, đóng góp sự phát triển tốt cho cơ thể.
- Thường xuyên nói chuyện với người khác: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thời gian, động lực tập luyện, giảm béo thì hãy nói chuyện với mọi người. Việc thảo luận các vấn đề sẽ thúc đẩy lẫn nhau theo cách lành mạnh như cổ vũ nhau, cung cấp bàn tay giúp đỡ, cùng nhau tích cực giảm béo.
Xem thêm: Những liệu pháp giảm béo an toàn, hiệu quả trên thị trường hiện nay
Bằng việc xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, tập luyện đúng cách và sinh hoạt khoa học hơn không chỉ giúp giảm cân tuổi dậy thì thành công, còn hỗ trợ trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất, chiều cao và trí tuệ tốt.